Mỡ lợn là linh hồn của món ăn

faty meat

Người Việt đang dần bỏ mỡ lợn, ở nước ngoài mỡ lợn nằm trong top 10 thực phẩm bổ dưỡng nhất

Năm nay, BBC xếp hạng mỡ lợn là một trong 10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất (xếp thứ 8).
Cũng từ đây những tranh cãi về chuyện này nổi lên không ngừng, có người ủng hộ có người lại sợ hãi bài trừ mỡ lợn.
Người ủng hộ cho rằng mỡ, lợn là linh hồn của món ăn, dù là món ăn gì đi nữa thì chỉ cần một thìa cũng đủ để tạo món ăn màu sắc đẹp, vị thơm và ngon.

Mỡ lợn giống như một thực phẩm “đầy ma mị” khiến cho các món ăn trở nên tuyệt vời hơn.
Nhà phê bình thực phẩm Chua Lam từng nói: Mùi thơm của mỡ lợn là không thể thay thế.

Mỡ lợn có màu trắng đục và khi chế biến có mùi rất thơm. Nguồn gốc chính của mùi thơm này là một lượng nhỏ của một loại protein đặc biệt, sản phẩm phân hủy của glyceride.

Những người không ủng hộ thì nghĩ rằng mỡ lợn chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol dẫn đến béo phì, và thậm chí có thể dẫn đến bệnh tim mạch.
Nhưng chính chất béo bão hòa này làm cho mỡ lợn trông mịn như kem. Trên thực tế, con người tiêu thụ thịt, trứng, sữa, các loại hạt và dầu ăn khác mỗi ngày, tất cả đều chứa chất béo bão hòa.

Nghiên cứu khoa học, những lợi ích của mỡ lợn đến sức khỏe con người:
Năm nay, BBC xếp hạng mỡ lợn là một trong 10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất, xếp thứ 8.

Các nhà khoa học đã phân tích và đánh giá hơn 1.000 thành phần và sản xuất chất dinh dưỡng.
Họ tin rằng mỡ lợn có axit béo bão hòa nhưng giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe hơn thịt cừu và mỡ bò.

Trong số 100 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất thế giới, mỡ lợn xếp thứ 8, nhưng người ta chỉ xét đến các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, chứ không xét đến thành phần dinh dưỡng sau khi nấu chín.

Không phải chỉ có BBC nói rằng mỡ lợn tốt cho sức khỏe, tờ Daily Mail của Anh cũng viết rằng mỡ lợn tốt cho sức khỏe hơn bơ.
Vì nó giàu vitamin D, nó có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Trên thực tế, mỡ lợn là một trong những nguồn vitamin D dồi dào nhất, nhiều hơn 50% so với bơ.
Và vitamin D có thể giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.

Các nhà khoa học cũng tìm ra rằng người Pháp ăn nhiều chất béo bão hòa, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim của họ rất thấp.
Nhiều người đã lầm tưởng trong nhiều năm rằng mỡ lợn không tốt cho tim, và ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng những thực phẩm giàu carbohydrate như đường, thực phẩm chế biến, gạo và mì là thủ phạm chính gây ra bệnh tim.

Mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% -60% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa.
Đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Mỡ lợn cũng có tác dụng chữa bệnh:

Trên thực tế, người Tàu cổ đại đã sử dụng mỡ lợn để làm sạch các mạch máu, trừ tam tiêu, thấp khí và điều trị bệnh lá lách và dạ dày.
Trong cuốn Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân có viết mỡ lợn là một loại thuốc bổ rất tốt.
Nó không gây nóng trong người, và có tác dụng thanh lọc cơ thể.

 

Trong cuốn Trửu Hậu Bàng đề cập rằng mỡ lợn có thể điều trị viêm gan.
Dược Vương, Tôn Tư Mạc tin rằng mỡ lợn có thể giúp làm lưu thông khí huyết, tan máu cục và chữa trị mất trí nhớ.

Làm thế nào để tinh chế mỡ lợn phẩm chất cao?

Tốt nhất là sử dụng 100% chất béo của lợn đồng cỏ, hoặc để bảo đảm dùng nguồn hữu cơ, không có hormone và kháng sinh.
Sử dụng thịt mỡ lợn, cắt thành những lát nhỏ, đun trong 5-10 cho đến khi mỡ trong lợn chảy ra trở thành dung dịch trong.
Khuấy thường xuyên và tiếp tục đun trong 30 phút. Cho đến khi thịt mỡ teo thành tóp mỡ và dòng mỡ trắng xuất hiện nhiều hơn.

Cho đến khi mỡ hoàn toàn biến thành tóp thì tắt bếp, lọc tách mỡ và tóp mỡ.
Mùi hương thống trị thế giới, có những món ăn chỉ có thể chế biến bằng mỡ lợn mới có vị ngon như dimsum Tàu, gạo mỡ lợn cổ điển, rau xào bằng mỡ lợn…
 Cho dù là đồ ngọt hay đồ mặn nếu có mỡ lợn thì hương vị của món ăn sẽ thơm ngon hơn hẳn.

Mỡ lợn cũng rất thích hợp để chế biến các món xào. Ưu điểm là nó có tính ổn định nhiệt tốt.
Thành phần chính của hầu hết các loại dầu thực vật là chất béo không bão hòa đa.
Nó có độ ổn định kém và rất dễ bị oxy hóa.
 Nó sẽ phóng ra một số chất có hại khi đun nóng trong thời gian dài.

Mỡ lợn rất giàu chất béo bão hòa. Khi nấu ăn có thể dễ dàng trộn dầu tinh bột, cellulose và những chất tương tự vào với nhau, tạo ra hương thơm, vị sẽ giòn và trông bóng đẹp hơn.

Đầu bếp Phan Quân Lương, người làm bánh trứng cổ điển Hồng Kông với các món hải sản Quảng Đông, đã sử dụng mỡ lợn và bơ để làm bánh trứng, tạo ra một nét đặc trưng và mùi thơm không đâu sánh bằng.

Mỡ lợn được sử dụng tốt nhất kết hợp với dầu thực vật. Nó có mùi thơm phong phú và dinh dưỡng toàn diện.
Nhiệt độ nấu không nên quá cao và thời gian không nên quá dài.
Thêm một chút ớt bột, hoặc chút muối, đường vào mỡ lợn trước khi đông đặc có thể giúp bảo quản lâu hơn.

Không sử dụng đi sử dụng lại mỡ lợn nhiều lần.

Mỡ lợn chỉ nên được sử dụng trong khoảng 2-3 tháng.
Chọn món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe không phức tạp, chỉ là chúng ta phải biết lựa chọn, kết hợp với những món ăn lại với nhau.
Các bạn thấy dùng mỡ lợn để nấu ăn thì như thế nào?