main billboard

Những người lính trở về sau chiến tranh. Ðó là hình ảnh đẹp và cảm động nhất. Nhiều tác phẩm văn chương và điện ảnh đã ghi lại những giây phút bồi hồi xúc cảm khi người từ chiến trường trở lại với gia đình và bè bạn, trở lại với cuộc sống mà từ lâu họ không được tham dự.

Nhân tưởng niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6. Như Sao xin ghi lại câu chuyện này từ một website. Mời độc giả theo dõi để cùng nhớ lại một thời. NS

Trong suốt mười bốn tháng trời, Maria Murt không dám cho phép mình mơ tưởng tới tương lai. Chồng cô, anh Tom, cựu nhân viên hãng địa ốc, bị bứt ra khỏi vòng tay của cô để ném vào chiến trường Iraq. Chỉ trừ khi nào anh về lại bình yên trong ngôi nhà này, cô mới dám nghĩ tới tương lai.

Cô tiếp tục kiên trì, ngày lại ngày, trong vai trò mới của mình -làm phụ huynh đơn chiếc lo lắng chăm sóc cho ba đứa con, tránh nghe các chương trình tin tức và co rúm người lại mỗi khi tiếng chuông cửa reo, lòng hồi hộp lo sợ một cái điện tín đến bất chợt.

Phải đợi cách đây một tuần lễ cô mới nhẹ hẳn người. Ðứng trong phi trường quốc tế Philadelphia, cô nhìn thấy bóng người chồng chiến sĩ thân yêu của mình băng qua đám đông chạy ào tới phía cô.

 khi nguoi linh tro ve

Thắm Nguyễn

“Tom,” cô kêu lên. Và họ buông mình vào vòng tay nhau, không thốt nên lời. Và kìa ba đứa con -Katie, 11 tuổi, Daniel, 9 tuổi và Patrick, 6 tuổi- đang đứng quanh bố của Murt, một cựu chiến binh của Thế Chiến II, cũng có mặt ở đó. Bên cạnh còn có người lính phụ trách lễ nghi của Dội Willow Grove phụ trách chào mừng người chiến sĩ từ mặt trận xa trở về.

“Tất cả các thành viên trong gia đình chúng tôi đều xúc động”, anh Tom Murt nói. “Tất cả chúng tôi đều khóc”. Trong thời gian đồn trú ở ngoại quốc, Tom chỉ được nói chuyện qua điện thoại với các con có ba lần. Ðêm đầu tiên trở về nhà, anh nằm đọc truyện cho các con nghe, và sáng hôm sau anh giúp sửa soạn phần ăn trưa cho mấy đứa nhỏ mang theo và đưa chúng ra xe buýt. “Ôi, tôi nhớ những việc linh tinh này biết bao. Chỉ là những việc thông thường trong đời sống của người cha/người mẹ thôi”.

“Ðiều khó khăn nhất của việc đi chiến đấu ở phương xa không phải là những con bọ cạp hay cái cầu tiêu thùng hay việc thường xuyên bị đe dọa tấn công. Cái thực sự khó khăn là phải ở xa những người thân yêu của mình.” Tom nói.

Trong thời gian đồn trú ở nước ngoài, để có thể tạm thời quên đi sự cô đơn và buồn bã, Tom Murt đã tự mình mở một chiến dịch nhân ái giúp đỡ những trẻ em Iraq đói nghèo trong những khu làng ở quanh căn cứ. Anh gởi email cho bạn bè, xin quyên góp tùy khả năng, và đã được đáp ứng nồng nhiệt. Cho tới lúc Tom được hồi hương, anh đã phân phối trên 200 gói quà lớn, gồm đồ chơi và dụng cụ học tập. Cũng trong thời gian làm việc từ thiện này, Tom đã kết bạn với hàng trăm trẻ em Iraq cũng như thiết lập được mối dây thân ái.

NS