Home Đời Sống Danh Nhân Phổ Nghi (1908 - 1912) (1934 - 1945)

Phổ Nghi (1908 - 1912) (1934 - 1945) PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Hai, 16 Tháng 8 Năm 2010 11:45

Phổ Nghi (phồn thể: 溥儀; giản thể: 溥仪; pinyin: Pu Yi; niên hiệu: Tuyên Thống; 1906 – 1967) là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ Trung Quốc nói chung.

Phổ Nghi

Tên Thống hoàng đế

Hoàng đế
Trung Hoa (chi tiết...)

  
           Phổ Nghi năm 1922.  Phổ Nghi lúc mới lên ngôi
Vua nhà Thanh
Tại vị 2 tháng 12 năm 1908 – 12 tháng 12 năm 1912

Tiền nhiệm Quang Tự hoàng đế

Kế nhiệm   Không có: Mãn Thanh sụp đổ
Hoàng đế  Mãn Châu Quốc
Tại vị  1 tháng 3 năm 1934 – 15 tháng 8 năm 1945

Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Phổ Nghi
Niên hiệu

Thụy hiệu  Tốn Hoàng đế

Miếu hiệu  Thanh Cung Tông

Triều đại
  Nhà Thanh

Thân phụ  Hàm Thân vương

Sinh  7 tháng 2 năm 1906
Bắc Kinh, Đế quốc Thanh

Mất  17 tháng 10 năm 1967 (61 tuổi)
Bắc Kinh, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

An táng Nghĩa địa Cách mạng Bát Bảo Sơn
Năm 1996 dời về Đông Thanh mộ.

Phổ Nghi (phồn thể: 溥儀; giản thể: 溥仪; pinyin: Pu Yi; niên hiệu: Tuyên Thống; 1906 – 1967) là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ Trung Quốc nói chung. Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, bị buộc phải thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm vua bù nhìn của Mãn Châu Quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Quân đội Xô viết bắt. Từ 1949 đến 1959, ông bị Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quản thúc, giam giữ. Tháng 12 năm 1959, ông được tha và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi chết.

Gia phả tổ tiên

Bên nội
Ông cố của Phổ Nghi là vua Đạo Quang (trị vì: 1820–1850). Đạo Quang qua đời, con trai thứ tư lên ngôi, tức là vua Hàm Phong (trị vì: 1850–1861).
Ông nội của Phổ Nghi là Thuần Hiền Thân Vương (醇贤亲王; 1840–1891), con trai Đạo Quang và là anh em cùng cha khác mẹ với Hàm Phong. Sau khi Hàm Phong chết, con trai duy nhất của ông lên ngôi, trở thành vua Đồng Trị (trị vì: 1861-1875).
Đồng Trị qua đời mà không có con trai, em họ là Quang Tự (trị vì: 1875–1908) lên thay. Quang Tự mất cũng không có người kế vị. Phổ Nghi được lập làm vua.

Phổ Nghi là con trai cả của Hàm Thân Vương (1883–1951), con trai của Thuần Hiền Thân Vương và người thiếp thứ hai của mình là bà Lingiya (1866–1925). Bà Lingiya là một người hầu trong phủ của Thuần Hiền Thân Vương với họ Trung Hoa là Lưu (劉); họ này đã được đổi thành Thị tộc Mãn Châu là Lingyia khi bà trở thành một người thuộc Mãn tộc, một yêu cầu trước khi làm người hầu cho các phủ của Mãn Châu Thân Vương. Hàm Thân Vương do đó là em cùng cha khác mẹ của Quang Tự Hoàng đế và là người anh em xếp cùng hàng sau Quang Tự. Phổ Nghi ở trong một nhánh của Hoàng tộc với mối liên hệ gần gũi với Thái hậu Từ Hi, người xuất thân từ Thị tộc Yehe-Nara (Diệp Hách Na Lạp thị: 叶赫那拉氏) Mãn Châu (Hoàng gia nhà Thanh là Thị tộc Aisin-Gioro). Từ Hi gả con gái của em trai bà cho cháu trai của Quang Tự, người mà sau khi Từ Hi mất đã trở thành Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu (孝定景皇后; 1868–1913).
Điều thú vị là người anh họ ít nổi tiếng hơn của Phổ Nghi, Phổ Tuyết Trai (溥雪斋) là một bậc thầy quan trọng về nhạc cụ cổ truyền cổ cầm[1].

Bên ngoại
Mẹ Phổ Nghi, Ấu Lan (幼蘭; 1884-1921), là vợ lẽ của Hàm Thân Vương. Bà là con gái của tướng Mãn Châu Vinh Lộc (榮祿; 1836–1903) từ Thị tộc Guwalgiya (Qua Nhĩ Giai). Vinh Lộc là một trong những lãnh đạo của phe bảo thủ trong Triều đình và là một người ủng hộ trung thành của Từ Hi; Từ Hi ban thưởng cho sự trung thành của Vinh Lộc bằng cách gả con gái của Vinh Lộc, người là mẹ của Phổ Nghi, cho gia đình Hoàng tộc.

Tổ tiên
Tổ tiên của Phổ Nghi trong 3 đời
Phổ Nghi Cha:
Thuần Thân Vương
Ông nội:
Thuần Hiền Thân Vương
Ông cố nội:
Đạo Quang Hoàng đế

   Bà cố nội:
Lin
  Bà nội:
Bà Lingiya
 Mẹ:
Ấu Lan 
Ông ngoại:
Vinh Lộc

Tiểu sử

Hoàng đế Trung Hoa (1908–1911)
Phổ Nghi được Thái hậu Từ Hi chọn lên ngôi khi bà đang hấp hối. Phổ Nghi đã lên ngôi lúc mới 2 tuổi 10 tháng vào tháng 12 năm 1908 sau khi người bác là Quang Tự băng hà ngày 14 tháng 11.

 
  Phổ Nghi trên ngai báu 
 
 Thanh Đế Thoái Vị Chiếu Thư (1912) chấm dứt chế độ
quân chủ ở Trung Quốc
Các quan chức triều đình đã đến nhà và đưa cậu bé đi. Phổ Nghi đã khóc và chống cự khi các quan triều đình ra lệnh cho các thái giám bế cậu. Bà vú em của Phổ Nghi là Wen-Chao Wang là người duy nhất có thể dỗ được cậu bé và được theo cậu vào Tử Cấm Thành. Phổ Nghi sau đó không được gặp mẹ mình trong 6 năm[2].
 
   Việc nuôi dưỡng Phổ Nghi rất khó khăn để khiến cậu bé trở thành một đứa trẻ có sức khỏe và biết điều. Ban đêm, cậu bé được cung phụng như ông trời con và cậu bé đã không thể cư xử như một đứa bé bình thường. Ngoài bà vú nuôi họ Vương ra, những người lớn xung quanh cậu bé hoàn toàn xa lạ, giữ khoảng cách và không thể rèn luyện cho cậu bé. Khi cậu đến đâu mọi người đều phái quỳ xuống và khấu đầu. Do đó cậu bé Phổ Nghi đã phát hiện ra quyền lực tuyệt đối được sử dụng đối với các hoạn quan và cậu thường bắt đánh đập họ vì những lỗi nhỏ[3].
Cha cậu, Thuần Thân Vương, làm Nhiếp chính vương cho đến ngày 6 tháng 12 năm 1911 khi Hiếu Định Cảnh Thái hậu kế tục vị trí này để chống lại Cách mạng Tân Hợi.
 
Long Dụ Hoàng hậu đã ký “Thanh Đế thoái vị chiếu thư” (清帝退位詔書) ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau Cách mạng Tân Hợi theo một thỏa thuận do Viên Thế Khải làm môi giới trung gian với Triều đình ở Bắc Kinh và những người Cộng hòa ở Nam Trung Hoa: theo các “điều kiện ưu đãi của Hoàng đế nhà Thanh” (清帝退位優待條件) ký với Trung Hoa Dân Quốc mới, Phổ Nghi được giữ lại tước vị và được chính quyền Cộng hòa đối xử bằng nghị định thư được gán cho một vua ngoại quốc. Điều này tương tự như Luật đảm bảo của Ý năm 1870 ban cho Giáo hoàng một số đặc quyền và danh dự nhất định như đối với Vua Ý. Ông và Triều đình được phép ở lại trong nửa phía Bắc Tử Cấm Thành (các cung riêng) cũng như ở trong Di Hòa Viên. Hàng năm, Chính phủ Cộng hòa sẽ trợ cấp cho Hoàng gia 4 triệu dollar bạc, dù khoản này không bao giờ được chu cấp đầy đủ và đã bị xóa bỏ chỉ vài năm sau.

Thời kỳ phục hồi đế vị ngắn (1917)
Năm 1917, quân phiệt Trương Huân (張勛) đã phục hồi đế vị cho Phổ Nghi trong 12 ngày từ ngày 1 tháng 7 đến 12 tháng 7. Những công dân nam của Bắc Kinh đã phải nhanh chóng đội tóc đuôi sam giả để tránh bị phạt do đã cắt chúng năm 1912. Trong 12 ngày này, một quả bom nhỏ đã được một máy bay của Cộng hòa thả xuống Tử Cấm Thành và gây ra hư hại nhỏ. Sự kiện này được xem như cuộc không kích đầu tiên ở Đông Á. Sự phục hồi đế vị này đã thất bại do làn sóng phản đối khắp Trung Hoa và một sự can thiệp đúng lúc của một quân phiệt khác là Đoàn Kì Thụy (段祺瑞). Giữa tháng 7, các đường phố Bắc Kinh đã tràn ngập các đuôi sam giả đã bị các chủ nhân của nó nhanh chóng vứt đi cũng như chúng được vội vã mua để đội lên đầu vậy. Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành năm 1924 bởi Quân phiệt Phùng Ngọc Tường.


Hoàng đế Mãn Châu Quốc (1933–1945)
Ngày 1 tháng 3 năm 1933, Phổ Nghi đã được Nhật Bản dựng lên ngôi Hoàng đế Mãn Châu Quốc, một ngôi vị bị nhiều nhà sử học coi là nhà nước bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản, dưới niên hiệu Đại Đồng (大同).
 
 
  
 Phổ Nghi khi là Hoàng đế Mãn Châu Quốc 

Năm 1934, ông đã chính thức đăng quang Hoàng đế Mãn Châu Quốc với niên hiệu Khang Đức (康德). Ông vẫn bí mật luôn ở thế xung đột với Nhật Bản nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra phục tùng. Ông không hài lòng vì thành “Quốc trưởng” Mãn Châu Quốc và sau đó là là “Hoàng đế Mãn Châu Quốc” thay vì được phục hồi hoàn toàn thành Hoàng đế triều Thanh. Là một phần của Chính sách thuộc địa Nhật Bản ở Mãn Châu Quốc, Phổ Nghi phải ở Ngụy Hoàng cung trong thời gian này. Trong thời gian trị vì này, ông xung đột với Nhật Bản về y phục; người Nhật muốn ông mặc y phục Mãn Châu Quốc, còn ông xem đó là một sự sỉ nhục nếu mặc các y phục khác thay vì mặc y phục truyền thống của triều Thanh. Trong một trường hợp thỏa hiệp tiêu biểu, ông mặc một bộ đồng phục khi ngồi trên ngai và mặc long phục trong lễ tuyên cáo lên ngôi tại Thiên Đàn. Em trai Phổ Nghi là Phổ Kiệt (溥傑) cưới Hiro Saga, một người bà con xa với Nhật Hoàng Hirohito và được phong làm Hoàng tự (người kế vị).
Trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Mãn Châu Quốc, toàn bộ gia đình của ông bị người Nhật giám sát chặt chẽ và liên tục thực hiện các bước Nhật hóa Mãn Châu Quốc như họ đã thực hiện ở Triều Tiên và những nơi khác. Khi Phổ Nghi đi thăm Tokyo trong một chuyến thăm cấp quốc gia, ông đã tâng bốc một cách ngượng nghịu trước Hoàng gia Nhật Bản. Ông còn cảm tạ Nhật Hoàng Hirohito đã cho bầu trời trong và ánh bình minh cho dịp này. Trong những năm tháng nhạt nhẽo này, ông bắt đầu quan tâm lớn đến Phật giáo, nhưng người Nhật đã sớm ép buộc ông chọn Thần đạo là quốc giáo của Mãn Châu Quốc. Những người ủng hộ cũ của ông dần bị loại bỏ và thay bằng những vị quan thân Nhật. Trong thời kỳ này, ông liên tục ký những luật do người Nhật soạn thảo, đọc thuộc lòng những bài kinh cầu nguyện, tham vấn những nhà tiên tri và viếng thăm khắp vương quốc của mình.

Cuộc sống cuối đời (1945–1967)
 

 
 Phổ Nghi và Hồng quân Liên Xô năm 1946
Khi kết thúc Thế chiến thứ hai, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt năm (1945). Ông đã làm chứng tại một phiên tòa tội ác chiến tranh tại Tokyo năm 1946. Tại phiên tòa này, ông đã kể lể những ngược đãi của Nhật Bản đối với mình. Khi quân Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, Phổ Nghi đã viết thư cho Stalin đề nghị không đưa ông trở lại Trung Quốc. Ông cũng viết ra quan điểm sống của mình đã thay đổi do ảnh hưởng của các tác phẩm của Marx và Lenin mà ông đã đọc trong tù. Tuy nhiên, do Stalin mong muốn làm ấm lại quan hệ với Mao Trạch Đông nên ông đã cho hồi hương Phổ Nghi vào năm 1950. Phổ Nghi trải qua 10 năm trong Trại cải tạo Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh cho đến khi ông được tuyên bố là đã được cải tạo xong. Phổ Nghi đến Bắc Kinh năm 1959, với sự cho phép đặc biệt từ Chủ tịch Mao Trạch Đông và đã sống 6 tháng tiếp theo trong một căn hộ bình thường ở Bắc Kinh với em gái của mình trước khi bị chuyển đến một khách sạn do Chính phủ tài trợ. Ông lên tiếng ủng hộ những người Cộng sản và làm việc tại Vườn thực vật Bắc Kinh. Ông đã kết hôn với một y tá tên là Lý Thục Hiền ngày 30 tháng 4 năm 1962 bằng một lễ kết hôn tổ chức tại Phòng Khánh tiết của Đại lễ đường. Sau đó ông làm biên tập cho Vụ Văn học của Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Hoa (Quốc hội), nơi ông được trả lương khoảng 100 tệ[4] trước khi trở thành một thành viên của Hội nghị này từ năm 1964 đến khi mất.
Với sự cổ vũ của Mao và sau đó là Thủ tướng Chu Ân Lai và được Chính phủ công khai tán thành, Phổ Nghi đã viết tự truyện “Nửa cuộc đời trước đây của tôi” (我的前半生; bản dịch tiếng Anh có tên From Emperor to Citizen - Từ Hoàng đế đến Thường dân) vào thập niên 1960 cùng với Lý Văn Đạt, một biên tập viên của Cục Xuất bản Nhân dân Bắc Kinh.

Mao Trạch Đông bắt đầu tiến hành Cách mạng Văn hóa năm 1966, và các Hồng vệ binh xem Phổ Nghi, một biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Hoa là một mục tiêu dễ tấn công. Với sự bảo vệ của phòng công an địa phương, Phổ Nghi được bảo vệ dù khẩu phần ăn, các vật dụng sang trọng như bàn và ghế bành đã bị gạt bỏ. Phổ Nghi đã chịu ảnh hưởng về mặt thể chất và tình cảm. Ông đã qua đời ở Bắc Kinh do biến chứng của ung thư thận và bệnh tim năm 1967 trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Theo luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xác ông được hỏa táng thay vì mai táng như tổ tiên của ông. Tro của ông được chôn tại Nghĩa địa Cách mạng Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất các quan chức của đảng và nhà nước Trung Quốc. Trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đây là nơi chôn cất các nàng hầu trong các cung phủ và các thái giám. Năm 1995, bà quả phụ Lý Thục Hiền đã di chuyển tro của ông đến một nghĩa địa cách Bắc Kinh 120 km về phía Tây Nam.

Phối ngẫu
Phổ Nghi trước sau có cả thảy 5 người vợ chính thức:
• Quách Bố La Uyển Dung (1906–1946, 郭布羅•婉容, Gobulo Wan Rong): Vợ chính thức, cưới năm 1922, được phong là Hiếu Khác Mẫn hoàng hậu (孝恪愍皇后)
• Văn Tú (1909–1953, 文绣, Wen Xiu): cưới năm 1922, được phong là Thục Phi (淑妃). Ly dị với Phổ Nghi năm 1931.
• Đàm Ngọc Linh (1920–1942, 谭玉龄, Tan Yuling): cưới năm 1937, được phong là Tường quý nhân (祥貴人). Năm 2004, tôn tộc nhà Thanh tôn xưng bà danh hiệu Minh Hiền hoàng quý phi (明賢皇貴妃).
• Lý Ngọc Cầm (1928–2001, 李玉琴, Li Yuqin): cưới năm 1943, được phong Phúc quý nhân (福贵人). Ly dị với Phổ Nghi năm 1958. Được người đời mệnh danh là Mạt Đại hoàng nương (末代皇娘)
• Lý Thục Hiền (1925–1997, 李淑賢, Li Shuxian): cưới năm 1962. Năm 2004, tôn tộc nhà Thanh tôn xưng bà danh hiệu Hiếu Duệ Mẫn hoàng hậu (孝睿愍皇后).