Home Văn Học Tùy Bút
Tùy Bút
Dễ chi quên Huế PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần Quốc Phiệt   
Thứ Tư, 08 Tháng 9 Năm 2010 21:28

   ai từng từ Huế đi ra...
  thiên di vạn nẻo khó mà quên đâu…

 
65 năm một mùa thu... PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Ba, 07 Tháng 9 Năm 2010 11:53

Và mùa thu cũng là mùa gợi cho người ta nhớ lại “những ngày thu năm xưa”, năm 1945.

 
Những đóa thơ cho phố núi Pleiku PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Mạnh Trinh   
Chúa Nhật, 05 Tháng 9 Năm 2010 09:24

Pleiku, nhắc đến nó để nhớ lại một thời lửa đạn. Và, nếu có người sưu tập thành một tuyển tập có chủ đề về nơi chốn ấy, chắc sẽ có một quyển sách cả ngàn trang mới mong đầy đủ hết thơ văn của những người hoài vương vấn với mưa sình nắng bụi cao nguyên.

 
Sàigòn Ngày Tháng Cuối PDF Print E-mail
Tác Giả: Phạm G. Đại   
Thứ Bảy, 04 Tháng 9 Năm 2010 08:23

Ngày 30 tháng Tư năm 1975 thì Miền Nam mà trái tim là Sàigòn trút hơi thở cuối cùng.

 
Tại sao mình về quê hương mình? PDF Print E-mail
Tác Giả: Phan Đức - Từ Viet Land   
Thứ Bảy, 04 Tháng 9 Năm 2010 06:56

    Quê hương mà Đảng CS và nhà nước kêu gọi mình về, nhưng mà mình lại phải đóng tiền và phải xin VISA
 
Đất Nước Lạ Lùng PDF Print E-mail
Tác Giả: Phan Đức Minh   
Thứ Năm, 02 Tháng 9 Năm 2010 12:17

Bước chân xuống phi cảng quốc tế Los Angeles, tôi đã thấy ngay nước Mỹ là một đất nước vĩ đại vô cùng.

 
Người Mỹ Gốc Việt Nói Tiếng Việt PDF Print E-mail
Tác Giả: Phan Đức Minh   
Thứ Năm, 02 Tháng 9 Năm 2010 12:07

Một hôm, vài bạn trẻ ôm một đống báo, vưà báo Mỹ vưà báo Việt Ngữ tới tìm tôi với vẻ mặt nghiêm trọng. Tôi chẳng hiểu có chuyện chi mà coi bộ tình hình căng thẳng ghê gớm y như là… lúc Ông số 1 nước Huê Kỳ và Ông số 1 nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa Quốc, tục kêu là Trung Cộng, tuyên bố tùm lum về cái vụ máy bay do thám EP-3 cuả Hoa Kỳ và phản lực chiến đấu cơ F-8 cuả Trung Quốc đụng nhau trên vùng trời Biển Đông...

 
Những Điều Trông Thấy PDF Print E-mail
Tác Giả: PNT   
Thứ Năm, 02 Tháng 9 Năm 2010 06:32
Người viết tự mô tả là một ông già gần tuổi "Thất thập cổ lai hy".  Ngoài những công việc thường ngày cũng hay xuống phố Bolsa tham thú quán xá. Những gì đã nhìn hoặc nghe, ông bèn về viết ghi xuống để mong những điều trông thấy sẽ dần dần ít ai còn chứng kiến nữa.
 
Sinh Nam… Tử Bắc PDF Print E-mail
Tác Giả: Cá kình NGUYỄN VĂN TÂM   
Thứ Hai, 30 Tháng 8 Năm 2010 18:28
Khi tôi bắt đầu tìm hướng lặn ra xa thì thình lình một tiếng nổ lớn vang lên.
 
Thư của một nữ sinh viên gửi thầy giáo PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Hoàng   
Thứ Hai, 23 Tháng 8 Năm 2010 10:12
Em để ý thấy giải cho hoa hậu năm nay cao hơn năm trước, và năm trước cao hơn năm trước nữa, trong khi lương các nhà khoa học mấy chục năm qua vẫn giữ nguyên, tại sao vậy thưa thầy?
 
Quảng Trị, Nguyễn Hoàng những gì để nhớ PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần Quốc Phiệt   
Chúa Nhật, 22 Tháng 8 Năm 2010 07:48

 Lời thưa trước:
Bài ký sự sau đây tôi viết đặc biệt tặng đồng môn Nguyễn Hoàng Quảng Trị Tam và Nhị C 63-65, các bạn cùng năm nhưng khác lớp và tất cả các bạn ban C của những niên khóa về sau. Ước mong của tôi, bài viết này là cánh thư để chúng ta cùng tìm về kỷ niệm và trôi dạt đên mọi nơi mọi miền, họa chăng còn những người nhớ đến trường xưa phố cũ nối sợi dây thân ái. Bốn mươi lăm năm đã trôi qua, bụi thời gian phủ dày làm phôi pha nhạt nhòa ít nhiều đã mờ đi hình bóng ngày xưa, còn lại là dấu ghi kỷ niệm. Xin phép được gọi tên khi còn học trò với mục đích gợi ôn dĩ vãng một thuở một thời. Ai được gọi tên mà không ưa đành gởi lời xin lỗi. Biết đâu bạn sẽ  tìm được hình ảnh ngày nào của mình thuở tuổi đầu xanh dưới mái trường xưa trong bài viết chơn chất vụng về này.
Thân mến,
TQP.

 
Một nén hương cho ba PDF Print E-mail
Tác Giả: Từ Huy   
Thứ Bảy, 21 Tháng 8 Năm 2010 10:19

Một năm qua, ngày nào tôi cũng nói chuyện với ba, điều lẽ ra tôi phải làm khi ba còn sống. Ngày của tôi bắt đầu cùng với cái nhìn của ba, cái nhìn có rất nhiều sắc thái trộn lẫn vào nhau trong sự nổi trội của nét nhân hậu bao dung.

 
Nước Chảy Về Biển PDF Print E-mail
Tác Giả: Tuệ Phúc   
Thứ Bảy, 21 Tháng 8 Năm 2010 10:09

Đời người như một giòng sông. Sau khi qua bao rừng rậm, làng mạc, đồng bằng, giòng sông sẽ trở về biển cả. Biển cả sẽ đón lấy giòng sông như mẹ hiền chờ các con về để ôm lấy đàn con.

 
Cháu Muốn Ở Lại Mỹ PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Hữu Thời   
Thứ Năm, 19 Tháng 8 Năm 2010 10:16
Du sinh cũng có năm bảy loại du sinh, chú ơi! Hơn nữa, tốt nghiệp rồi cháu không muốn trở về đâu. Cháu muốn xin ở lại Mỹ.
 
Mẹ Treo PDF Print E-mail
Tác Giả: Vũ Đình Kh.   
Chúa Nhật, 15 Tháng 8 Năm 2010 06:35

Năm bảy tuổi, với cái bụng to quá khổ trên thân người còm cỏi, cộng cái đầu ba chỏm trái đào lở loét bôi vôi đỏ khắp nơi,

 
Bệnh tật và Tín ngưỡng PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần Mộng Tú   
Thứ Bảy, 14 Tháng 8 Năm 2010 15:33

Thành phố Sequim của tiểu bang Washington, nơi có những cánh đồng oải hương (lavender) tím ngát tận chân trời vào mùa hè,

 
"Chúng nó không quan tâm? Vậy thì mình thuê chúng nó quan tâm!" PDF Print E-mail
Tác Giả: Joyce Anne Nguyen   
Thứ Bảy, 14 Tháng 8 Năm 2010 13:20

 Vì tôi thấy mọi người không còn quan tâm. Người người từ chối không quan tâm. Nhà nhà đóng cửa không muốn quan tâm. Không còn ai quan tâm.

 
Viết PDF Print E-mail
Tác Giả: Joyce Anne Nguyen   
Thứ Năm, 12 Tháng 8 Năm 2010 08:18
Bạn cảm thấy gì khi mỗi ngày ra đường thấy kẹt xe, khói bụi, “lô cốt” khắp nơi và các hệ thống làm đường kéo dài từ năm này sang năm khác?
 
65 năm một mùa thu... PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Hai, 09 Tháng 8 Năm 2010 11:18


Hà Nội sắp vào thu. Trời rất xanh và nắng rất trong, không còn dấu vết gì của những ngày nóng 40 độ C vừa qua. Người ta hay bảo mùa thu là mùa của thi sĩ, văn sĩ.
Nhắm mắt lại cũng nhớ ra bao nhiêu câu thơ, câu văn, câu hát về mùa thu:

 
“Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
(Lưu Trọng Lư)

“Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay”
(Thâm Tâm)

“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
(Nguyễn Đình Thi)

Riêng tôi đặc biệt thích đến thuộc lòng một đoạn trích từ truyện ngắn “Chiếc mỏ neo” của Nguyễn Phượng Cầu. Nhân vật chính của truyện là một nhà báo u sầu. Truyện làm tôi thích và do đó, nhớ rất lâu, tuy chẳng hiểu gì:

“Trời lại vào thu năm 1993. Giữa những ngày mưa có vài ngày nắng ráo. Nắng trong và sánh lại vàng như mật. Cây lá trong vườn biếc xanh. Tôi lại đi qua những khu vườn vắng, trên bãi cỏ lấm chấm một loài hoa dại màu tím và từ đấy chập chờn màu vàng cánh bướm. Trong một khoảnh khắc, tôi lại thấy Anna với khuôn mặt ngời sáng cùng những đường nét thanh xuân đang ngồi trên cỏ. Tôi vụt chạy đến, đàn bướm tỏa ra và bay lên, một lúc sau màu vàng tụ lại trên một đám cỏ khác. Tôi có bắt được con cá vàng nào trong cuộc đời này? Tôi còn có thể bắt được con cá vàng nào trong cuộc đời này? Trong một buổi chiều tôi đi qua bến đò, cầu tre đã bị nước lũ cuốn trôi từ trước đó, một mình lên núi Vạn. Trên chỗ cao nhất, nơi ngày xưa từng đứng, tôi nhìn xuống thị trấn Sông Lại, tôi nhìn vào trời mây, cặp bồ câu xưa giờ ở nơi đâu?

Gió núi cuộn lên từ lũng xa sau một lúc rung từng tán lá xào xạc giờ đã lặng hẳn. Tôi đứng yên, hai tay chắp trước ngực, chờ nghe lời mẹ gọi: “Dậy! Dậy học bài đi con!”…”.


* * *

Và mùa thu cũng là mùa gợi cho người ta nhớ lại “những ngày thu năm xưa”, năm 1945. Là kẻ hậu thế, không có được dù chỉ một bức ảnh rõ ràng về “mùa thu cách mạng” ấy, nhưng đã nhiều năm nay, gần như tháng 8 nào, tôi cũng lần mò tìm gặp lại những người từng sống qua năm 1945 lịch sử. Nhiều khi cũng chẳng để làm gì, vì bài viết ra đâu có được đăng tải – lý do nhạy cảm chỉ là một phần, phần còn lại là do độc giả của báo chí được mặc định là không thích những đề tài lục lọi quá khứ. Tôi cũng chẳng biết có phải như thế không.

Nhưng tôi vẫn muốn tìm gặp những nhân vật ấy, để nghe những câu chuyện của họ, để lục lại những mẩu ký ức xa vời trong đầu họ. Và xót xa thấy cứ mỗi năm, số gương mặt từng chứng kiến mùa thu lịch sử 1945 lại vơi đi dần.

Họ có thể là những ai? Là cô thiếu nữ Hà Thành ngây thơ trong sáng, trốn bố mẹ đi “làm cách mạng”, mà khi tôi hỏi: “Đi làm cách mạng là đi đâu hả bác?”, thì cô thiếu nữ năm xưa trả lời: “Hồi đó tôi đâu có biết, người ta giao cho tôi báo Cứu Quốc rồi bảo tôi đi phát, rồi gọi đấy là “làm cách mạng” thôi”.

Họ là cậu thiếu niên 14-15 tuổi, người duy nhất trong vùng được đi học trường Tây, nhưng rất căm thù thực dân Pháp. “Hồi đó ai mà chả ghét Pháp? Bọn nó khinh mình, coi mình là An Nam mít, chửi mình, đá đít mình. Ai cũng ghét Pháp, muốn đuổi nó đi”.

Họ là người trí thức thành phố, chưa biết sử dụng súng đạn, nhưng một lòng đi theo Cách mạng: “Hồi đó, chúng tôi dũng khí thì có dư mà kinh nghiệm trận mạc, tổ chức đội ngũ chả có gì. Cướp được súng của Nhật, của Pháp, súng bự quá lại không biết cách tháo ra, cả chục người phải xúm lại khiêng một khẩu”.

Họ là nhà tư sản (mà sau này sẽ được/bị phân loại rõ ràng, hoặc là tư sản mại bản, hoặc là tư sản dân tộc) đã đổ công đổ của nhà ra để phục vụ cách mạng, từ bữa cháo gà cho các nhà cách mạng (miễn phí, tất nhiên) đến khoản “tài trợ” hàng triệu đồng Đông Dương, quy ra vàng lúc đó là hơn 5000 lượng.

Họ là những người đã hoạt động nội thành, trong vùng bị tạm chiếm, đầy căng thẳng và nguy hiểm. Không điện thoại di động, Internet – thời đó cơ sở hạ tầng thông tin làm gì được như ngày nay – họ chỉ có thể thỏa thuận trước với nhau tín hiệu riêng: Khi nào mở cánh cửa sổ bên trái là có lính Pháp đi càn, khi nào đóng nghĩa là an toàn. Cũng những con người ấy, khi chiến tranh kết thúc, họ lúng túng, sượng sùng trước mặt các đồng chí công an nghiêm khắc:

- Biệt thự này, các ông các bà bóc lột ai mà có được?

Thế đấy. Tất cả những gương mặt ấy đã và đang nhòa dần vào lịch sử đau thương của dân tộc.


* * *

Tôi có thể nói gì về những câu chuyện ấy, con người ấy?

Tôi không đủ tư cách để nói gì nhiều. Tôi chỉ dám nói một điều thôi, cũng là điều rất nhiều người đã nói: Đó là, dù thế nào, lịch sử Việt Nam thế kỷ 20 cũng đã có một thời kỳ rất đẹp – theo cái nghĩa là toàn dân thống nhất một lòng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Thời kỳ ấy đầy khói lửa, máu xương, chết chóc, nhưng “đẹp” là vì sự đoàn kết, vì tình người. Nhạc sĩ Phạm Duy gọi đó là những năm “cả nước lên đường”. Trước khoảng thời gian ấy, ở Việt Nam, nhiều người ghét thực dân, nhưng thật ra cũng sợ thực dân nữa. Chưa bao giờ cả một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn lạc hậu, vùng lên chiến đấu như thế.

Và thời kỳ đẹp đẽ ấy, như thói thường, rất ngắn ngủi. Từ đó cho đến nhiều năm về sau, cho đến… tận bây giờ, Việt Nam không có được một giai đoạn nào “cả nước đứng lên”, “toàn dân như một” nữa. Bây giờ, lãnh đạo có kêu gào khản cổ “chống tham nhũng”, cũng chẳng ai buồn đáp lại bằng hành động, và thật lố bịch nếu nghĩ rằng các cháu học sinh, các em sinh viên sẽ cắm đầu vào học sau khi được kêu gọi “học cho giỏi để mai sau kiến thiết nước nhà”. Cũng lố bịch không kém nếu ai đó tưởng rằng các doanh nhân - những nhà tư sản dân tộc của ngày hôm nay – sẽ hăng hái “thi đua sản xuất” để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, đưa nền kinh tế đất nước vươn lên.

Bây giờ, mỗi lần gặp một nhân chứng của thời xưa, nghe chuyện họ kể, tôi lại bần thần hồi lâu. Tôi tự hỏi, các nhà lãnh đạo nói riêng hay tất cả những người tự nhận là “trung thành với Đảng, với lý tưởng cộng sản” nói chung, họ có biết họ đã đánh mất một thứ quý giá lắm hay không? Thứ mà ngày xưa họ đã từng có. Thứ mà giờ đây cực kỳ khó lấy lại.

Đó là lòng dân.

Họ có biết không nhỉ? Biết quá đi chứ. Nhưng chắc đối với họ, mất thì làm sao nào, quan trọng gì?

* * *

… Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi…

 

 
Chúng Ta Còn Thua Kém Nhiều Dân Tộc Khác Trên Thế Giới PDF Print E-mail
Tác Giả: Psonkhanh   
Thứ Bảy, 07 Tháng 8 Năm 2010 10:39

Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.

 
<< Start < Prev 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Next > End >>

Page 16 of 31